KIẾN THỨC CƠ BẢN: NFC TRÊN ĐIỆN THOẠI LÀ GÌ?

NFC – Near Field Communications, thuật ngữ tin học dành cho các thiết bị mobile đã rất quen thuộc với người dùng di động, máy tính bảng. Trước kia, nếu muốn chuyển dữ liệu (ảnh, video nhạc…) thì chúng ta thường phải bật Bluetooth lên, rồi pair 2 thiết bị với nhau. Cách làm này có nhược điểm là tốc độ tải file không ổn định (nhiều thiết bị còn không tương thích với nhau), dễ bị hacker tấn công, xâm nhập. Còn với NFC, khả năng bảo mật đã được cải thiện rất nhiều (vì khoảng cách giữa 2 thiết bị được áp dụng chỉ là từ 4 – 10 cm).
1. Định nghĩa NFC là gì?
Như đã nói ở phía trên, NFC là công nghệ kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn trong khoảng cách 4 cm. Công nghệ này sử dụng cảm ứng từ trường (dựa trên chip NFC có sẵn trong thiết bị) để thực hiện kết nối giữa các thiết bị (smartphone, tablet, loa, tai nghe…) khi có sự tiếp xúc trực tiếp (chạm, ở đây nghĩa là 2 thiết bị ở rất gần nhau, chạm vào nhau). Các bạn có thể hình dung chip NFC ở đây có tác dụng giống như chiếc đầu đọc thẻ nhớ ngày xưa trên máy tính, là 1 sự nâng cấp đáng kể của Proximity Card Standard (RFID) có sẵn, là sự kết hợp của smartcard và đầu đọc.



Với NFC, người dùng có thể dễ dàng chia sẻ thông tin, dữ liệu, thực hiện các giao dịch thanh toán 1 cách an toàn ngay ở chỗ đông người, mà hầu như không phải lo lắng về vấn đề bảo mật.
2. So sánh NFC với Bluetooth:
  • Thời gian thiết lập của NFC nhanh hơn rất nhiều so với Bluetooth.
  • Với Bluetooth: bạn phải bật lên, cấu hình thiết lập để nhận diện thiết bị.
  • Còn với NFC, khoảng thời gian kết nối giữa 2 thiết bị rất nhanh (theo lý thuyết là chỉ bằng 1/10 giây).
  • Do hoạt động ở tần số cao nên NFC bảo mật, an toàn hơn.
  • NFC vẫn có thể hoạt động trong tình trạng máy điện thoại, tablet của bạn hết pin (???).
  • Nhược điểm của NFC là không phải thiết bị nào cũng có tính năng này.
3. NFC có thể làm được những gì?
Bạn có thể sử dụng NFC trên điện thoại để chia sẻ nhanh số điện thoại, ảnh, ứng dụng, file tài liệu, đường đi trên bản đồ, khởi chạy ứng dụng. Tiện lợi hơn nữa, bạn có thể thanh toán các khoản mua hàng chỉ bằng cách chạm điện thoại vào thiết bị thanh toán hỗ trợ NFC

4. Làm sao biết điện thoại Android có NFC hay không?

Rất đơn giản. Chỉ cần mở Settings > More hoặc Settings > Wireless & Networks (thao tác này có thể khác nhau trên từng thiết bị và phiên bản Android, tóm lại bạn tìm đến mục cài đặt mạng và kết nối không dây nhé) và xem có tùy chọn NFC ẩn trong đó hay không. Hầu hết các điện thoại thông minh có NFC sẽ để logo NFC nhỏ ở mặt sau của máy. Bạn chỉ cần bật NFC lên và thử xem công nghệ kết nối tầm ngắn này tiện dụng thế nào nhé!

BẠN BIẾT GÌ VỀ WINDOWS 32 BIT VÀ 64 BIT


Điện toán 64-bit đã ra đời cách đây khá lâu nhưng chỉ trong vòng vài năm gần đây mới trở nên phổ biến nhờ sự ra đời của Windows 7 64-bit. Điều gì khiến cho hệ điều hành này hấp dẫn như vậy?
Trước khi xem Windows 64-bit mang lại những lợi ích gì chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về kiến trúc 64-bit.
Bên trong CPU có một bộ phận gọi là các thanh ghi (register), các thanh này có nhiệm vụ chứa các dữ liệu mà CPU cần để xử lý (kết quả của các phép toán logic, địa chỉ 1 ô nhớ, …). CPU 32-bit nghĩa là độ rộng của các thanh ghi bên trong CPU là 32-bit. Với thanh ghi có độ rộng 32-bit, CPU có thể quản lý được 2 mũ 32 địa chỉ tương đương với khả năng quản lý hơn 3GB RAM.Còn những CPU 64-bit con số này là 2 mũ 64 tương đương với hơn 17 tỉ GB RAM.

Đến đây, chắc bạn đã phần nào hiểu được sự khác nhau giữa kiến trúc 32-bit và 64-bit, bây giờ chúng ta cùng xem xem lợi ích cũng như hạn chế mà một hệ thống 64-bit mang lại.

Ưu điểm
*Nhận và sử dụng nhiều hơn 4GB RAM
Như đã phân tích ở trên, hệ điều hành 32-bit nói chung và Windows nói riêng chỉ có thể hỗ trợ được tối đa 4GB RAM (trên thực tế bạn chỉ có thể sử dụng hơn 3GB một chút), còn với hệ điều hành 64-bit, con số này lớn hơn rất nhiều. Hiện tại thì phiên bản Windows 7 Home đang giới hạn ở 16GB RAM, còn phiên bản Profesional và Ultimate thì nhiều hơn, hỗ trợ tới 192GB.

*Năng suất làm việc cao hơn

 Tuy nhiên những nhược điểm trên có lẽ chỉ thể hiện rõ trên Windows XP 64 bit và Vista 64 bit còn phiên bản 64 bit của Windows 7 đã khắc phục phần lớn vấn đề tương thích nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi cài đặt.

Những CPU hỗ trợ tập lệnh 64-bit

Hầu hết các CPU mới hiện nay có thể cài đặt Windows 7 đều hỗ trợ tập lệnh 64-bit nhưng để chắc chắn thì bạn có thể sử dụng phần mềm miễn phí CPU-Zđể kiểm tra:

Ở mục Instructions nếu có tập lệnh EM64T (với CPU AMD là x86-64) thì bạn có thể yên tâm là CPU có hỗ trợ tập lênh 64 bit.

Danh Sách Mã Bưu Chính Zip Code, Postal Code Của Việt Nam


1. Vài nét về mã bưu chính Zip code – Postal code
Mã bưu chính (Còn gọi là postal code, zip code, post code…) là hệ thống mã được quy định bởi liên hiệp bưu chính toàn cầu (Universal Postal Union – UPU). Mã này bao gồm 5 hoặc 6 chữ số giúp định vị khu vực khi chuyển thư/bưu phẩm đến người nhận.

Ở Việt Nam mã post code bao gồm 6 chữ số, trong đó hai chữ số đầu tiên xác định tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; hai chữ số tiếp theo xác định mã quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; số tiếp theo xác định phường, xã, thị trấn và số cuối cùng xác định thôn, ấp, phố hoặc đối tượng cụ thể.
Mã 654801 cho biết: Cụm Quân Cảng Cam Ranh, Xã Song Tử Tây, Huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa.
Mã 718544 cho biết: Đường Trường Sa, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Mã 800000 cho biết: Bưu cục cấp 1 Phan Thiết, Số 19, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Bình Hưng, Phan Thiết, Bình Thuận

2. Danh sách mã bưu chính các tỉnh thành, khu vực tại Việt Nam:
Bảng trên chỉ cung cấp mã Postal code ở cấp độ tỉnh, nếu muốn biết chính xác khu vực của bạn là mã bao nhiêu, bạn nên ra ngay bưu điện gần nhất để hỏi hoặc có thể điện lên tổng đài 1080 để được tư vấn. Tuy nhiên nếu dùng trực tiếp mã bên dưới thì vẫn xem là hợp lệ

STTTên tỉnh/thànhMã bưu chính tương ứng
1Mã Postal code An Giang880000
2Mã Postal code Bà Rịa-Vũng Tàu790000
3Mã Postal code Bạc Liêu960000
4Mã Postal code Bắc Kạn260000
5Mã Postal code Bắc Giang230000
6Mã Postal code Bắc Ninh220000
7Mã Postal code Bến Tre930000
8Mã Postal code Bình Dương820000
9Mã Postal code Bình Định590000
10Mã Postal code Bình Phước830000
11Mã Postal code Bình Thuận800000
12Mã Postal code Cà Mau970000
13Mã Postal code Cao Bằng270000
14Mã Postal code Cần Thơ920000
15Mã Postal code Đà Nẵng550000
16Mã Postal code Đắk Lắk630000
17Mã Postal code Đắk Nông640000
18Mã Postal code Điện Biên380000
19Mã Postal code Đồng Nai710000
20Mã Postal code Đồng Tháp870000
21Mã Postal code Gia Lai600000
22Mã Postal code Hà Giang310000
23Mã Postal code Hà Nam400000
24Mã Postal code Hà Nội100000 đến 150000
25Mã Postal code Hà Tĩnh480000
26Mã Postal code Hải Dương170000
27Mã Postal code Hải Phòng180000
28Mã Postal code Hậu Giang910000
29Mã Postal code Hòa Bình350000
30Mã Postal code Thành phố Hồ Chí Minh700000 đến 760000
31Mã Postal code Hưng Yên160000
32Mã Postal code Khánh Hoà650000
33Mã Postal code Kiên Giang920000
34Mã Postal code Kon Tum580000
35Mã Postal code Lai Châu390000
36Mã Postal code Lạng Sơn240000
37Mã Postal code Lào Cai330000
38Mã Postal code Lâm Đồng670000
39Mã Postal code Long An850000
40Mã Postal code Nam Định420000
41Mã Postal code Nghệ An460000 đến 470000
42Mã Postal code Ninh Bình430000
43Mã Postal code Ninh Thuận660000
44Mã Postal code Phú Thọ290000
45Mã Postal code hú Yên620000
46Mã Postal code Quảng Bình510000
47Mã Postal code Quảng Nam560000
48Mã Postal code Quảng Ngãi570000
49Mã Postal code Quảng Ninh200000
50Mã Postal code Quảng Trị520000
51Mã Postal code Sóc Trăng950000
52Mã Postal code Sơn La360000
53Mã Postal code Tây Ninh840000
54Mã Postal code Thái Bình410000
55Mã Postal code Thái Nguyên250000
56Mã Postal code Thanh Hoá440000 đến 450000
57Mã Postal code Thừa Thiên-Huế530000
58Mã Postal code Tiền Giang860000
59Mã Postal code Trà Vinh940000
60Mã Postal code Tuyên Quang300000
61Mã Postal code Vĩnh Long890000
62Mã Postal code Vĩnh Phúc280000
63Mã Postal code Yên Bái320000