Hướng Dẫn Nhúng Boostrap Vào Blogger

Trong bài viết trước tôi đã hướng dẫn các bạn tạo 1 trang web trắng tinh trên bloggspot. Tiếp nối bài này tôi sẽ hướng dẫn các bạn tích hợp bootstrap vào trong blogspot

Bài hướng dẫn tạo trang web trắng blogspot các bạn có thể tham khào tại link này

1. Tôi xin trích dẫn lại code bày trước

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8" ?>
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>
Tiêu đề trang web
</title>
<!-- Bắt đầu viết Css cho web -->
<b:skin>
<![CDATA[ /* Chèn Css vào đây */ ]]>
</b:skin>
</head>
<!-- Bắt đầu phần hiển thị trên web -->
<body>
Thêm nội dung trang web của bạn vào đây
<b:section class='navbar' id='navbar' maxwidgets='1' showaddelement='yes'>
</b:section>
</body>
<!-- Kết thúc phần hiển thị trên web -->
</html>
Đây là cấu trúc cơ bản của 1 template blogspot . Về giải thích các nội dung trong code bạn có thể comment bên dưới tôi sẽ giải thích.

2. Để thêm thêm link bootstrap vào ta sẽ thực hiện như sau:

2.1 Thêm Link css: Đăng nhập vào Blogger - Chủ đề - Chỉnh sửa HTML bạn thêm đoạn code bên dưới vào phía dưới thể <head>

 <link rel="stylesheet" href="https://maxcdn.bootstrapcdn.com/bootstrap/3.3.7/css/bootstrap.min.css"/>
2.2 Thêm Link Js : Làm tương tự bạn thêm 2 link bên dưới vào trước trên thẻ </body>
<script async='async' src='//ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/3.3.1/jquery.min.js' type='text/javascript'></script>
<script async='async' src='//maxcdn.bootstrapcdn.com/bootstrap/3.3.7/js/bootstrap.min.js' type='text/javascript'></script>
 3.3 Thêm thẻ Reponsive cho blogger

<meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1">

Thật ra code này rất nhiều bạn đã biết rồi tôi không cần phải nhắc lại nữa. Bạn thêm nó vào bên dưới thẻ <head>

Kết luận
Trên đây, tôi đã hướng dẫn các bạn cách nhúng bộ thư viện Bootstrap vào website. Sau khi thực hiện việc nhúng xong Boostrap vào website, bạn có thể làm việc với các thành phần của Bootstrap.

Giới thiệu Bootstrap 3 phần 2


Trong bài viết trước tôi đã có giới thiệu sơ qua về bootrap về nguồn quốc, quá trình hình thành và phát triển của bootstrap trong phần 2 này tôi sẽ giới thiệu tiếp theo về bootstrap đi sâu vào cấu trúc thư mục các file .css và .js, tính năng khai báo reponsive cũng như một số lớp cơ bản của bootstrap

1. Các gói Bootstrap

Bạn có thể tại Bootstrap về máy ở địa chỉ: http://getbootstrap.com/getting-started/#download. Theo đó, Bootstrap được chia thành 3 gói chính:

a. Bootstrap: gói này chứa CSS, JavaScript và font được biên dịch và rút gọn. Không có tài liệu hướng dẫn hay các tập tin mã nguồn trong gói này. Cấu trúc thư mục của gói này như sau:

bootstrap/
├── css/
│ ├── bootstrap.css
│ ├── bootstrap.css.map
│ ├── bootstrap.min.css
│ ├── bootstrap.min.css.map
│ ├── bootstrap-theme.css
│ ├── bootstrap-theme.css.map
│ ├── bootstrap-theme.min.css
│ └── bootstrap-theme.min.css.map
├── js/
│ ├── bootstrap.js
│ └── bootstrap.min.js
└── fonts/
├── glyphicons-halflings-regular.eot
├── glyphicons-halflings-regular.svg
├── glyphicons-halflings-regular.ttf
├── glyphicons-halflings-regular.woff
└── glyphicons-halflings-regular.woff2

b. Source code: gói này chứa CSS, JavaScript và font cùng với các tài liệu hướng dẫn.

c. Sass: gói này chứa Rails, Compass hoặc các dự án Sass.

2. Ưu điểm của Bootstrap

Dễ sử dụng: Bất kỳ ai có kiến thức căn bản về HTML và CSS cũng đều có thể bắt đầu dùng Bootstrap
Các tính năng đáp ứng: Bootstrap chứa các CSS cho phép thiết kế giao diện đáp ứng có thể hiện thị trên nhiều kích thước màn hình khác nhau như ở tablet, phone hay desktop.
Tiếp cận ưu tiên thiết bị di động: Ở Bootstrap phiên bản 3, các phong cách sử dụng cho di động là 1 phần chính của framework.
Tương thích với các trình duyệt khác nhau: Bootstrap cho phép tương thích với tất cả trình duyệt hiện nay như Chrome, Firefox, Internet Explorer, Safari hay Opera.
3. Tạo trang web đầu tiên với Bootstrap

Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách tạo 1 trang đơn giản sử dụng framework Bootstrap. Như các bạn đã biết 1 trang HTML5 có cấu trúc như trang Index.html sau:
<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head>
<meta charset="utf-8">
</head>
</html>
Tuy nhiên nếu bạn dùng Bootstrap, đầu tiên bạn phải tải gói Bootstrap như phần trên, sau đó nhúng 3 tập tin bootstrap.min.css,  jquery.min.js và bootstrap.min.js trong gói Bootstrap vào trang Index.html.

Chú ý tập tin jquery bạn phải download từ https://jquery.com/download/ với phiên bản mới nhất khi viết bài này là jquery-3.1.1.min.js và đặt trong thư mục js của Bootstrap.

<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head>
  <title>Ví dụ Bootstrap</title>
  <meta charset="utf-8">
  <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1">
  <link rel="stylesheet" href="css/bootstrap.min.css">
  <script src="js/jquery-3.1.1.min.js"></script>
  <script src="js/bootstrap.min.js"></script>
</head>
<body>
//Nội dung trang Web
</body>
</html>

 Bước tiếp theo bạn sẽ học cách tạo nội dung Bootstrap nằm trong phần tử <body>. Vì Bootstrap là framework được thiết kế nhắm đến đối tượng là màn hình di động (mobile) vì vậy để đảm bảo giao diện web được hiển thị chính xác, chúng ta phải dùng thẻ meta với nội dung:
<meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1">
Trong đó:

width=device-width: thiết lập độ rộng của màn hình, độ rộng này sẽ co giãn phụ thuộc vào kích thước màn hình mà trang web được duyệt.
initial-scale=1: chỉnh độ zoom (phóng to, thu nhỏ) khi trang web được tải lên lần đầu. Nếu độ zoom là 1 có nghĩa là trang hiển thị đúng kích thước mặc định của nó (100%).
Bootstrap cũng cần một phần tử để chứa các nội dung trang. Có 2 lớp chứa (container) có thể áp dụng đó là:

Lớp .container cung cấp 1 vùng chứa với kích thước cố định đáp ứng
Lớp .container-fluid cung cấp một vùng chứa với kích thước đầy đủ, trải rộng toàn bộ độ rộng của màn hình.
Lưu ý: Các vùng chứa không thể nằm trong 1 vùng chứa khác.

Ví dụ 1: Vùng chứa .container

<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head>
  <title>Ví dụ Bootstrap</title>
  <meta charset="utf-8">
  <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1">
  <link rel="stylesheet" href="css/bootstrap.min.css">
  <script src="js/jquery-3.1.1.min.js"></script>
  <script src="js/bootstrap.min.js"></script>
</head>
<body>
 <div class="container">
  <h1>Trang Bootstrap nằm trong vùng chứa .container, thẻ h1</h1>
  <p>Văn bản, thẻ p</p>
</div>
 </body>
</html>
Ví dụ 2: Vùng chứa .container-fluid

<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head>
  <title>Ví dụ Bootstrap</title>
  <meta charset="utf-8">
  <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1">
  <link rel="stylesheet" href="css/bootstrap.min.css">
  <script src="js/jquery-3.1.1.min.js"></script>
  <script src="js/bootstrap.min.js"></script>
</head>
<body>
 <div class="container-fluid">
  <h1>Trang Bootstrap nằm trong vùng chứa .container-fluid, thẻ h1</h1>
  <p>Văn bản thẻ p</p>
</div>
 </body>
</html>
Giao diện hiển thị của hai lớp .container và .container-fluid hiển thị ở trình duyệt Chrome với kích thước màn hình 1380×768 và có độ zoom là 150% như sau:


Chúng ta thấy rằng lớp .container chứa 1 khoảng trắng 2 bên, còn lớp .container-fluid thì tràn toàn màn hình. Như vậy, tùy theo kiểu thiết kế trang web, chúng ta có thể chọn 1 trong 2 cách này.

Bài này giúp các bạn đã học được các khái niệm cơ bản về Bootstrap, cách tải Bootstrap và áp dụng xây dựng các ví dụ cơ bản.

Còn nữa...

[Bootstrap] Phần 2: Hệ thống lưới trong Bootstrap



Nội dung của phần này là về hệ thống lưới được sử dụng trong Bootstrap. Như các bạn đã biết, độ rộng màn hình 1 trang web dùng Bootstrap là tương đối, tức là độ rộng này tùy thuộc theo kích thước màn hình.

Hệ thống lưới của Bootstrap chia thành 12 cột theo chiều rộng của trang. Chúng ta có thể gom các cột lại với nhau để tạo thành vùng lớn hơn, chẳng hạn 4 cột có độ rộng 1 được gom thành 1 cột có độ rộng 4.

Khi thiết kế giao diện, người thiết kế phải đảm bảo độ rộng của các cột tạo thành luôn là 12 để giao diện không bị bể (hiển thị sai). Các trường hợp thiết kế:

  • span 3 – span 9: OK
  • span 4 – span 8: OK
  • span 5 – span 7: OK
  • span 3 – span 4 – span 5: OK
  • span 4 – span 6 – span 2: OK
  • span 8 – span 6: không OK, vì tổng số cột là 14, lớn hơn số cột tối đa là 12

Các lớp lưới
Trong Bootstrap, có 4 lớp lưới chính như sau:

  • xs (dùng cho di động): có chiều rộng màn hình nhỏ hơn 768px
  • sm (dùng cho tablet): có chiều rộng màn hình từ 768px trở lên
  • md (dùng cho desktop): có chiều rộng màn hình từ 992px trở lên
  • lg (dùng cho desktop có kích thước lớn): có chiều rộng màn hình từ 1200px trở lên

Tùy theo thiết kế, bạn có thể chọn các loại lớp lưới phù hợp với màn hình thiết bị hiển thị. Ngày nay, do xu hướng sử dụng điện thoại di động và tablet phổ biến, cho nên bạn nên dùng 2 lớp sm hoặc md.

Cấu trúc cơ bản của lưới Bootstrap
Chúng ta xét đến 1 đoạn mã sau để thấy rõ cấu trúc lưới của Bootstrap.
<div class="row">
<div class="col-*-*"></div>
</div>
<div class="row">
<div class="col-*-*"></div>
<div class="col-*-*"></div>
<div class="col-*-*"></div>
</div>
<div class="row">
  ...
</div>
Đầu tiên, chúng ta phải tạo 1 dòng (thông qua đoạn mã). Sau đó, thêm số cột mong muốn vào dòng này (thông qua các lớp .col-*-* với * đầu tiên là loại xs, sm, md, lg và * thứ 2 là số cột). Lưu ý tổng số cột trên 1 cùng 1 row phải luôn là 12.

Tạo 3 vùng bằng nhau


Để tạo 1 dòng chứa 3 vùng bằng nhau có giao diện khớp với tablet trở lên, chúng ta sử dụng đoạn mã sau:

<div class="row">
  <div class="col-sm-4">.col-sm-4</div>
  <div class="col-sm-4">.col-sm-4</div>
  <div class="col-sm-4">.col-sm-4</div>
</div>
Trong đoạn mã trên, chúng ta thấy có 3 lớp col-sm-4 tức là 3 lớp này sử dụng cho màn hình Tablet, Desktop và Desktop có kích thước lớn. Mỗi lớp có 4 cột như vậy, với 3 lớp, chúng ta có 12 cột, đúng theo yêu cầu của hệ thống lưới Bootstrap.

Tạo 2 vùng không bằng nhau


Tiếp đến chúng ta sẽ tạo giao diện với 2 vùng không bằng nhau với vùng trái có kích thước 4 cột, và vùng phải có kích thước 8.

<div class="row">
  <div class="col-sm-4">.col-sm-4</div>
  <div class="col-sm-8">.col-sm-8</div>
</div>
Tóm lại, bài viết này giúp các bạn nắm kiến thức cơ bản về hệ thống lưới của Bootstrap cũng như cách phân vùng cho các giao diện Bootstrap đơn giản.

Tìm hiểu về Bootstrap 3 phần 1



I. Tổng quan

1. Bootstrap là gì?

Bootstrap là Front-end framework, là một bộ sưu tập miễn phí các công cụ để tạo ra các trang web và các ứng dụng web. Nó chứa HTML và CSS dựa trên các mẫu thiết kế cho kiểu chữ (typography), các form, các nút (button), tables, modals, v.v... chuyển hướng và các thành phần giao diện khác, cũng như mở rộng JavaScript tùy chọn.

Bootstrap được phát triển bởi Mark Otto và Jacob Thornton tại Twitter như một framework, một công cụ để phục vụ công việc nội bộ của Twitter. Trước khi phát triển Bootstrap, có nhiều thư viện khác nhau đã được sử dụng để phát triển giao diện, dẫn đến mâu thuẫn, xung đột. Bootstrap ra đời để khắc phục những yếu tố này, cũng như giúp các nhà phát triển, lập trình tại Twitter có thể triển khai công việc nhanh hơn, tiện lợi và đồng bộ hơn.

Bootstrap tương thích với các phiên bản mới nhất của tất cả các trình duyệt nổi tiếng trên thế giới như Chrome, Firefox, IE, Opera.... Kể từ phiên bản 2.0 trở l nó cũng hỗ trợ Responsive Web Design. Thiết kế và bố trí của các trang web tự động điều chỉnh, tự động tương thích các thiết bị được sử dụng (máy tính để bàn, máy tính bảng, điện thoại di động).

2. Tại sao bạn nên sử dụng Bootstrap?

  • Rất dễ để sử dụng: Nó đơn giản vì nó được base trên HTML, CSS và Javascript nên chỉ cần biết sơ qua HTML, CSS, Javascript, Jquery là bạn có thể sử dụng Bootstrap để tạo nên một trang web sang trọng và đầy đủ. Nhưng lại không cần code quá nhiều CSS.
  • Tính năng Responsive: Bootstrap’s xây dựng sẵn responsive css trên các thiết bị phones, tablets, và desktops. Do có sử dụng Grid System nên Bootstrap mặc định hỗ trợ Responsive.
  • Mobile: Bootstrap được viết theo xu hướng Mobile First tức là ưu tiên giao diện trên Mobile trước. Nên việc sử dụng Bootstrap cho website của bạn sẽ phù hợp với tất cả kích thước màn hình.
  • Tương thích với trình duyệt: Nó tương thích với tất cả các trình duyệt (Chrome, Firefox, Internet Explorer, Safari, and Opera) nhưng cần lưu ý đối với IE phiên bản cũ (làm việc không tốt với IE này) vì thế việc từ IE9 hay IE8 trở xuống không support là chuyện bình thường. Các bạn có dùng nên lưu ý điểm này, nó support tuyệt vời trên IE10 trở lên. - Xem thêm: http://vnfit.com/bootstrap-la-gi-gioi-thieu-ve-bootstrap-va-hoc-bootstrap-bootstrap-tutorial/#sthash.HTnRtQ3o.dpuf
  • Được viết bởi những người có óc thẩm mỹ và tài năng trên khắp thế giới. Sự tương thích của trình duyệt với thiết bị đã được kiểm tra nhiều lần nên có thể tin tưởng kết quả mình làm ra và nhiều khi không cần kiểm tra lại. Vì vậy, giúp cho dự án của bạn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.
  • Đội ngũ phát triển Bootstrap đã bổ sung thêm tính năng Customizer. Giúp cho designer có thể lựa chọn những thuộc tính, component phù hợp với project của họ. Chức năng này giúp ta không cần phải tải toàn bộ mã nguồn về máy.
Lấy Bootstrap từ đâu? Có 2 cách để bạn có thể sử dụng Bootstrap trên web của bạn.

Download Bootstrap từ getbootstrap.com

  • Thêm Bootstrap từ CDN
  • Note: nên “Thêm nó từ CDN” vì theo như các diễn đàn chia sẻ thì nó có sẵn các cơ chế cache trên máy như thế sẽ không mất thời gian tải lại file nữa mà dùng luôn, còn không thì mỗi lần vào site mình lại phải tải bootstrap về sẽ mất time load trang.

3. Bootstrap 3 có gì hot?
  • Không như các phiên bản trước đây thì ở bản bootstrap 3 thì mặc định đã hỗ trợ Responsive(Các phiên bản 2.x.x thì phải chèn thêm bootstrap-responsive.css nếu muốn sử dụng Responsive).
  • Ở bản bootstrap 3 font glyphicons-halflings-regular được thay thế cho glyphicons-halflings.png.( vì sao lại dùng font icon)
  • Responsive nhiều kích thước màn hình khác nhau:
Còn nữa xem phần 2 tại đây