Tất cả các phím tắt trong Windows 10 mà bạn cần biết

Biết được hết tất cả các tổ hợp phím này, bạn sẽ không cần sử dụng chuột nữa. Windows 10 được thiết kế dành cho màn hình cảm ứng, nhưng Microsoft vẫn không quên những người dùng PC truyền thống. Hệ điều hành vẫn đi kèm với nhiều phím tắt được tích hợp sẵn - bao gồm các phím tắt mới cho Command Prompt - cho những người thích bàn phím vật lý.

Microsoft Windows 10
Dưới đây là danh sách các phím tắt hữu ích cho việc sử dụng Windows 10 mà bạn có thể tham khảo

Các tổ hợp cơ bản nhất:

Ctrl + A: Chọn tất cả các mục trong một cửa sổ.

Ctrl + C hoặc Ctrl + Insert: Sao chép mục đã chọn hoặc đã đánh dấu (ví dụ: văn bản, hình ảnh vv).

Ctrl + V hoặc Shift + Insert: Dán các mục đã chọn hoặc đã đánh dấu.

Ctrl + X: Cắt mục đã chọn hoặc đã đánh dấu.

Ctrl + Z: Hoàn tác hành động trước.

Ctrl + Y: Làm lại hành động.

Ctrl + N: Khi File Explorer là cửa sổ hiện tại của bạn, mở một cửa sổ File Explorer với đường dẫn thư mục giống như cửa sổ hiện tại.

Phím Windows + F1: Mở cửa sổ trình duyệt để được trợ giúp trong Windows 10

Alt + F4: Đóng ứng dụng hiện tại hoặc cửa sổ.

Alt + Tab: Chuyển đổi giữa các ứng dụng hoặc cửa sổ đang mở.

Shift + Delete: Xóa mục đã chọn vĩnh viễn (bỏ qua Thùng rác).

Khởi động menu và thanh Taskbar

Bạn có thể sử dụng các phím tắt này để mở, đóng và kiểm soát menu Bắt đầu và thanh taskbar

Phím Windows hoặc Ctrl + Esc: Mở trình Start.

Phím Windows + X: Mở trình Bắt đầu hiển thị theo dòng

Phím Windows + T: Lăn qua các ứng dụng trên thanh taskbar

Phím Windows + [Số]: Mở ứng dụng được ghim vào vị trí [số] trên thanh taskbar. Ví dụ: nếu bạn đã gắn Internet Explorer vào vị trí đầu tiên trên thanh taskbar và bạn nhấp vào phím Windows + 1, Internet Explorer sẽ mở.

Phím Windows + Alt + [Số]: Mở trình đơn chuột phải cho ứng dụng được ghim vào vị trí [số] trên thanh taskbar.

Phím Windows + D: Hiện hoặc ẩn desktop (phím Windows +, sẽ hiển thị màn hình desktop một thời gian ngắn).

Desktop: Windows và máy tính để bàn ảo

Các phím tắt này kiểm soát cách các cửa sổ riêng lẻ hoạt động trên màn hình của bạn, bao gồm máy tính để bàn ảo.

Phím Windows + M: Thu tất cả các cửa sổ đang mở.

Phím Windows + Shift + M: Khôi phục cửa sổ được thu nhỏ.

Phím Windows + Home: Thu tất cả cửa sổ ngoại trừ cửa sổ được chọn hoặc hiện đang hoạt động.

Phím Windows + Mũi tên Lên: Phóng to cửa sổ được chọn.

Phím Windows + Shift + Mũi tên Lên: Phóng to cửa sổ đang hoạt động theo chiều dọc trong khi vẫn giữ chiều rộng.

Phím Windows + Mũi tên Xuống: Thu nhỏ cửa sổ đã chọn.

Phím Windows + Mũi tên trái hoặc Mũi tên phải: Di chuyển cửa sổ đã chọn sang trái hoặc phải một nửa màn hình.

Phím Windows + Shift + Mũi tên trái hoặc Mũi tên phải: Di chuyển cửa sổ đã chọn sang màn hình trái hoặc phải.

Phím Windows + Tab: Mở Chế độ xem công việc (màn hình ảo).

Phím Windows + Ctrl + D: Thêm máy tính để bàn ảo mới.

Phím Windows + Ctrl + Mũi tên phải: Di chuyển đến màn hình ảo kế tiếp (ở bên phải).

Phím Windows + Ctrl + Mũi tên trái: Di chuyển đến màn hình ảo trước (ở bên trái).

Phím Windows + Ctrl + F4: Đóng máy ảo ảo hiện tại.

Phím Windows

Các phím tắt này sử dụng phím biểu trưng Windows để thực hiện các tác vụ khác nhau, chẳng hạn như khởi chạy cả Windows và các ứng dụng của bên thứ ba.

Phím Windows + A: Mở Trung tâm Tác vụ.

Phím Windows + S: Mở Cortana (trợ lý ảo của Microsoft) trong chế độ văn bản, xuất hiện thanh công cụ tìm kiếm

Phím Windows + C: Mở Cortana trong chế độ nghe

Phím Windows + E: Mở File Explorer.

Phím Windows + F: Mở Trung tâm Phản hồi Windows 10.

Phím Windows + Ctrl + F: Tìm kiếm máy tính trên một mạng lưới

Phím Windows + G: Mở thanh Game.

Phím Windows + H: Mở thanh Chia sẻ.

Phím Windows + I: Mở trình đơn Cài đặt.

Phím Windows + K: Mở thanh bên Kết nối (để kết nối với thiết bị Bluetooth)

Phím Windows + L: Khóa máy tính của bạn.

Phím Windows + O: Khóa xoay màn hình

Phím Windows + P: Mở các cách hiển thị màn hình khi kết nối với màn hình khác

Phím Windows + R: Mở cửa sổ Run

Phím Windows + U: Mở Ease of Access center.

Phím Windows + Print Screen: Chụp ảnh màn hình của toàn bộ máy tính để bàn và lưu nó vào thư mục Ảnh chụp màn hình trong thư mục Pictures

Phím Windows + (+) hoặc (-): Phóng to và thu nhỏ bằng kính lúp.

Phím Windows + Esc: Thoát khỏi kính lúp.

Command Promt

Bạn có thể sử dụng các phím tắt này bên trong Windows 10 Command Prompt.

Ctrl + C hoặc Ctrl + Insert: Sao chép văn bản đã chọn vào bộ nhớ tạm.

Ctrl + V hoặc Shift + Insert: Dán văn bản sao chép bên trong Command Prompt.

Ctrl + A: Chọn tất cả văn bản trên dòng hiện hành.

Ctrl + Mũi tên Lên hoặc Xuống: Di chuyển màn hình lên hoặc xuống.

Ctrl + F: Tìm kiếm Dấu nhắc Lệnh qua Cửa sổ Tìm kiếm,.

Ctrl + M: Nhập chế độ đánh dấu (cho phép bạn chọn văn bản bằng chuột). Khi đã bật Chế độ đánh dấu, bạn có thể sử dụng các phím mũi tên để di chuyển con trỏ xung quanh.

Shift + Mũi tên lên hoặc Mũi tên xuống: Di chuyển con trỏ lên hoặc xuống một dòng và chọn văn bản.

Shift + Mũi tên Trái hoặc phải: Di chuyển con trỏ sang trái hoặc phải một ký tự và chọn văn bản.

Ctrl + Shift + Trái hoặc phải: Di chuyển con trỏ sang trái hoặc phải một từ và chọn văn bản.

Shift + Page Up hoặc Page Down: Di chuyển con trỏ lên hoặc xuống đúng một trang màn hình và chọn văn bản.

Shift + Home hoặc End: Di chuyển con trỏ đến đầu hoặc cuối của dòng hiện tại và chọn văn bản.

Ctrl + Shift + Home hoặc End: Di chuyển con trỏ đến đầu hoặc cuối màn hình tính từ điểm đặt con trỏ và chọn văn bản

Hướng dẫn tắt dịch vụ OneDrive và Telemetry để tăng tốc cho Windows 10


Trong một số trường hợp, CPU sẽ lên mức 100% do hoạt động của OneDrive, dù bạn có đang sử dụng dịch vụ này hay không. Bài viết hướng dẫn cách tắt dịch vụ OneDrive để tăng tốc cho Windows 10.

Khắc phục sự cố CPU cao bởi OneDrive:

Bước 1: Bạn hãy mở Task Manager và tắt dịch vụ OneDrive. Bằng cách chuột phải vào dịch vụ OneDrive chọn End task.


Bước 2: Truy cập vào đường dẫn dưới:
AppData\Local\Microsoft\OneDrive\setup\logs

Bước 3: Tìm và xóa hai file sau:

  • UserTelemetryCache.otc
  • UserTelemetryCache.otc.session
  • Hoặc sau khi tắt dịch vụ OneDrive, bạn có thể xóa toàn bộ file trong thư mục đó.


Bước 4: Khởi động lại OneDrive bằng cách tìm kiếm ứng dụng trong Windows Search, hoặc file .exe trong ổ C của bạn.

Vô hiệu hóa Telemetry:

Microsoft compatibility telemetry là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng Full Disk trên Windows 10. Các bạn hãy làm theo các bước sau để vô hiệu hóa dịch vụ này:

Bước 1: Vào Settings > Privacy. Chọn tab Feedback and & diagnostics sau đó click vào Basic.
Bước này không áp dụng cho người dùng Insider.
Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run sau đó nhập vào regedit và nhấn Enter. Sau đó truy cập theo đường dẫn dưới:
HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Policies\Microsoft\Windows\DataCollection

​Bước 3: Tạo giá trị DWORD (32-bit) mới và đặt tên là AllowTelemetry. Click vào AllowTelemetry, và đặt giá trị Value là 0.

Bước 4: Tiếp theo bạn hãy nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run sau đó nhập vào services.msc và nhấn Enter để mở hộp thoại Services:


Bước 5: Tìm hai dịch vụ Connected User Experiences and Telemetry và
dmwappushsvc, sau đó chọn Disabled nó đi

Hãy tiến hành làm theo các bước trên nhé, bạn sẽ thấy hệ điều hành được cải thiện.

Dọn RAM 'cực sạch' với Empty Standby List

Chỉ với một dòng lệnh, bạn có thể làm cho máy tính tăng tốc trở lại. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo ra một shortcut để có thể tối ưu hóa hệ thống bất cứ khi nào cần thiết.

Hầu hết tiện ích điều chỉnh hệ thống cho Windows hiện nay đều cung cấp một số tùy chọn, cho phép người dùng tối ưu bộ nhớ bằng cách dọn dẹp RAM. Bằng cách này, máy tính sẽ được tăng tốc tức thì mà không phải thực hiện quá nhiều thủ thuật rườm rà.

Điểm thường thấy nhất trên những tiện ích này là ngoài việc tối ưu hóa hệ thống, nhà sản xuất còn tích hợp thêm một số công cụ/tính năng khác, mà có lẽ bạn gần như không bao giờ "đụng chạm" đến những chúng.

Không những thế, một số tiện ích chỉ mang tính chất "múa rìu qua mắt thợ" chứ không hề đem lại hiệu quả cao nhất. Đôi lúc, các tiện ích này lại chính là nguyên nhân khiến thiết bị trở nên chậm chạp dần do khả năng hoạt động ngầm trên hệ thống.

Tuy nhiên, với Empty Standby List, bạn có thể dọn dẹp "cực sạch" bộ nhớ RAM chỉ với duy nhất 1 dòng lệnh.

Về cơ bản, Empty Standby List là ứng dụng dòng lệnh nhỏ, cho phép bạn giải phóng bộ nhớ thiết bị từ phiên bản Windows Vista trở lên. Điểm đặc biệt của ứng dụng này là bạn không cần cài đặt, chỉ cần tải về (tại đây) sau đó sao chép (hoặc di chuyển) ứng dụng này vào thư mục hệ thống C:\Windows.

Một khi sao chép hoặc di chuyển hoàn tất, bạn hãy khởi chạy cửa sổ dòng lệnh Command Prompt bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R, sau đó nhập từ khóa cmd trong hộp thoại RUN rồi nhấn OK (hoặc ấn phím Enter).

Từ bây giờ, trong giao diện dòng lệnh, bạn hãy nhập 1 trong 4 lệnh sau:

Lệnh EmptyStandbyList.exe workingsets

Để dọn dẹp bộ nhớ được sử dụng bởi các ứng dụng và tiến trình (Process) đang chạy, bạn hãy nhập EmptyStandbyList.exe workingsets

Ngay lập tức, bộ nhớ sẽ được giải phóng. Tuy nhiên, nhược điểm của lệnh này là các hệ thống sẽ cố gắng chuyển tất cả dữ liệu trên RAM vào các paging file (tập tin trao đổi, bộ nhớ ảo nằm trên ổ cứng).

Điều này đôi lúc có thể khiến hiệu suất tổng thể của thiết bị giảm đi chút đỉnh, nhưng bù lại RAM sẽ được dọn dẹp sạch sẽ.
Lệnh EmptyStandbyList.exe modifiedpagelist

Về cơ bản modified page file là các nội dung phải được ghi vào ổ đĩa lưu trữ trước khi chúng có thể sử dụng lại lần nữa. Nhưng khi không được sử dụng, những nội dung này sẽ chuyển vào chế độ chờ tạm thời (Standby) và điều này có thể gây nên tình trạng chiếm dụng RAM.

Vì vậy nếu muốn bạn chỉ việc nhập lệnh EmptyStandbyList.exe modifiedpagelist

Bạn cũng có thể kiểm tra xem modified page file hiện đang chiếm bao nhiêu dung lượng bộ nhớ bằng cách nhập từ khóa Resource Monitor vào khung tìm kiếm (trên trình đơn Start đối với Windows 7 và trên thanh taskbar đối với Windows 10).


Tiếp đến, hãy nhấn chọn thẻ Memory, bạn sẽ thấy mục Modified (màu cam) được hiển thị tại đây.
Lệnh EmptyStandbyList.exe priority0standbylist

Với lệnh EmptyStandbyList.exe priority0standbylist, bạn có thể dọn dẹp một số nội dung không còn sử dụng nhưng vẫn được lưu trong bộ nhớ.

Lệnh EmptyStandbyList.exe standbylist

Lệnh EmptyStandbyList.exe standbylist được xem là mạnh nhất của EmptyStandbyList. Một khi được kích hoạt, bộ nhớ Standby sẽ được dọn dẹp ngay lập tức.

Do đó, nếu không mở quá nhiều ứng dụng để phục vụ cho công việc, bạn sẽ cảm nhận được thiết bị hoạt động trơn mượt tức thì
Tạo shortcut cho các lệnh trên

Có thể nói, chắc hẳn không phải ai cũng đủ trí nhớ để nhập thủ công 4 lệnh vừa kể trên, và để thuận tiện hơn cho việc tối ưu hóa hệ thống, bạn có thể tạo ra shortcut cho từng lệnh này bằng các thao tác sau.

Đầu tiên, hãy nhấn phải chuột vào bất kỳ vị trí trống nào trên màn hình desktop và chọn New > shortcuts.

Tiếp đến, trong khung đường dẫn, bạn hãy nhập đường dẫn sau C:\Windows\System32\cmd.exe /c Câu_lệnh. Tại đây, hãy thay thế Câu_lệnh bằng 1 trong 4 lệnh trên và làm theo hướng dẫn của hệ thống đưa ra.

Một khi hoàn tất, bạn chỉ việc nhấn đúp vào biểu tượng vừa tạo, câu lệnh sẽ tự động khởi chạy.

Ngăn Windows 10 tự khởi động các thư mục, ứng dụng trước đó

Việc tự khởi động các thư mục, ứng dụng trong phiên làm việc cuối sẽ giúp người nhanh chóng trở lại hoạt động trước đó một cách nhanh nhất. Nhưng nếu cảm thấy điều này quá phiền phức, bạn có thể áp dụng các thao tác sau đây.

Kể từ phiên bản Windows 10 Fall Creators, “nữ trợ lý ảo” Cortana được Microsoft tích hợp tính năng mới mang tên là Pick up where I left off, có khả năng tự động mở lại các thư mục, ứng dụng trong phiên làm việc cuối trước khi người dùng tắt máy (Shutdown) hoặc khởi động lại (Restart) hệ thống. Bằng cách này, Windows 10 sẽ giúp người dùng nhanh chóng quay trở lại phiên làm việc trước đó, bao gồm cả trình duyệt, tập tin MS Office,…

Tuy nhiên, với những máy tính có cấu hình trung bình hoặc yếu, việc tự khởi chạy các thư mục, ứng dụng được sử dụng lần cuối có thể trở thành nguyên nhân khiến máy tính khởi động lâu hơn.

Do vậy, để vô hiệu hóa tính năng Pick up where I left off, đối với phiên bản Fall Creators, bạn hãy nhấn vào biểu tượng Cortana trên thanh Taskbar, chọn biểu tượng Notebooks, sau đó tìm và trượt thanh kích hoạt của tùy chọn Pick up where I left Off.


Trong khi đó, đối với phiên bản Spring Creators (mã hiệu 1803), bạn hãy mở ứng dụng Settings > Cortana > Cortana across my devices. Tại đây, hãy trượt thanh kích hoạt Help me pick up where I left on other devices là hoàn tất.

Chỉ cho phép Windows 10 tự khởi chạy thư mục

Về mặt kỹ thuật, bên cạnh tính năng Pick up where I left off được tích hợp trên Cortana, Windows 10 cũng có một tùy chọn chỉ mở lại các thư mục từ phiên làm việc trước đó. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng trở lại các thư mục được làm việc trước đó nhưng không chạy các ứng dụng, phần mềm khác khiến hệ thống bị chậm chạp.

Theo đó, để thực hiện, trong giao diện File Explorer, bạn hãy chọn thẻ View, chọn tiếp Options > Change folder and search Options.

Trong cửa sổ Folder Options vừa xuất hiện, bạn tiếp tục chọn thẻ View, tìm và đánh dấu chọn vào mục Restore Restore previous folder windows at logon, cuối cùng nhấn Apply là hoàn tất. Thao tác này có thể áp dụng trên các phiên bản Windows cũ hơn, bao gồm cả Windows 7.


Từ bây giờ, mỗi khi khởi động lại hệ thống của mình, bất kỳ thư mục nào đã mở ở phiên làm việc trước sẽ tự động xuất hiện. Ngoài ra, nếu đã đóng một thư mục bất kỳ, và sau đó khởi động lại hoặc tắt hệ thống thì trong lần đăng nhập tiếp theo, các thư mục này sẽ không xuất hiện nữa.

Cách khắc phục lỗi full disk chỉ với 1 click chuột

Cách kiểm tra và cách khắc phục lỗi Full disk này trong windows 10 như thế nào?
1. Kiểm tra.

Để kiểm tra, trên máy tính bạn click chuột phải vào thanh Task bar và chọn Task Manager.


Một bảng như bên dưới sẽ hiện ra.


Download công cụ này tại địa chỉ sau: Fix full disk 100%  trong thư mục download có file hướng dẫn đính kèm và thực hiện theo đúng thao tác là ok.



Sẽ có một bảng thông báo hoàn thành thao tác.


Việc tắt bớt các dịch vụ này sẽ giảm được khoảng 90% lỗi 100% disk trên máy tính của bạn.

Lưu ý:

Khi tắt bớt dịch vụ thì 1 số tính năng sẽ không hoạt động. VD: tắt dịch vụ Windows Update bạn sẽ không cài được ngôn ngữ cho máy, phải bật lại mới cài được.

Khi bạn khởi động 1 chương trình thì ổ đĩa cũng sẽ hoạt động 100% cho đến khi chương trình được load hoàn tất, đây cũng là điều bình thường, không phải lỗi.

Đối với các máy sử dụng ổ SSD thì sẽ ít gặp phải tình trạng 100% ổ đĩa hơn so với máy sử dụng ổ HDD.

Với những thao tác như trên sẽ giúp fix lỗi full disk 100% trên windows 10. Chúc bạn thực hiện thành công.



Cách sử dụng Sticky Notes trên Windows 8

Sticky Notes là phần mềm nhỏ có sẵn trong Windows 7, Windows 8, Windows 8.1, nó giúp bạn tạo ghi chú (nhắc nhở) ngay trên màn hình Desktop một cách nhanh chóng.


Khi sử dụng Windows 7, Sticky Note dễ dàng tìm thấy trong menu khi nhấp chuột vào Start.
Còn trên Windows 8, Microsoft không cho hiển thị mặc định Sticky Notes, nên việc tìm mở và sử dụng cũng gặp trở ngại vì ứng dụng này cũng không có shortcut trên màn hình Desktop
Hôm nay, tôi sẽ trình bày cách các bạn đưa ứng dụng này vào Start trên Windows 8.1 cũng như cách khởi động nhanh ứng dụng này.
Cách đưa Sticky Notes vào Start
Bước 1: Gõ từ khóa “Notes” vào Search tại màn hình Start
Bước 2: Nhấp chuột phải vào Sticky Notes —> Pin to Start


Cách sử dụng nhanh
Vào Start –> Run(phím Windows + phím R), gõ từ khóa”stickynot” rồi nhấp OK


Hướng dẫn thêm driver usb 3.0 vào bộ cài đặt windows 7


Cách thêm driver usb 3.0 vào bộ cài đặt windows 7 giúp chúng ta cài đặt windows không hỗ trở cồng usb 2 .0, những chiệc máy tính đời mới sẽ không hỗ trợ cổng 2.0 và lỗi khi bạn gặp phải sẽ giống như sau.


Nếu là một kỹ thuật viên máy tính thì hẳn các bạn đã gặp những chiếc máy tính laptop đời mới không còn hỗ trợ cổng usb 2.0, vậy làm sao để có thể cài windows 7 được? lúc này chúng ta phải tích hợp vào bộ cài windows 7 thêm usb 3.0 để có thể cài đặt được windows 7

Cách tích hợp driver 3.0 vào bộ cài windows 7

Chuẩn bị:

1 chiếc usb win 7
Tool tích hợp driver 3.0 >> tải tại link này: utility_windowsimagetool
Bước 1: Bạn phải tạo 1 usb windows 7 trước, bạn có thể xem hướng dẫn 2 bài tạo usb windows tại đây:

Cách tạo usb windows theo chuẩn BIOS – MBR và Cách tạo usb windows theo chuẩn UEFI – GPT

Sau khi đã có chiếc usb win rùi thì các bạn đến bước 2:

Bước 2: Giải nén  tool vừa tải về và kích chuột phải vào WindowsImageTool.exe và chọn Run as administrator

Bước 3: bạn kích vào mục Refresh và chọn usb win và tich vào dòng Add USB drivers to an offline Windows 7

Cuối cùng bạn kích chọn Start

Bước 4: Bạn đợi một lúc quá trình tích hợp driver 3.0 đang diễn ra.


Sau khi chạy song bạn sẽ nhận được thông báo Creating Windows USB installation Disk is complete là bạn đã tích hợp thành công driver 3.0 và usb win 7 rùi đó.

Trên đây là mình đã hướng dẫn song cho các bạn cách tích hợp driver 3.0 vào usb win 7 rùi!

Chúc các bạn thành công!

Sửa lỗi Windows 10 không Shutdown

Nếu Windows 10 của bạn không thể Shutdown mà cứ quay trở về màn hình Desktop thì dưới đây là cách sẽ hỗ trợ cho bạn sửa lỗi này .

Bấm chuột phải vào biểu tượng pin trên thanh công cụ ,chọn Power Options
 


Bấm chọn Choose what closing the lid does



Chọn Change settings that are currently unavailable



Trong mục Shutdown settings bỏ dấu tích phần Turn on fast startup (recommended)


Rồi bấm Save changes.

Nếu cách làm trên không được bạn bấm tổ hợp phím ALT_F4 ở màn hình nền rồi chọn Shut down , bấm OK




Sửa lỗi Jump List trong Windows

Jump List hiển thị danh sách những file đang mở hoặc mới mở gần đây khi bấm chuột phải vào biểu tượng ứng dụng trên thanh Task Bar .

Tuy nhiên vì một lí do nào đó , ví dụ khi mở nhiều file Excel và bấm chuột phải vào biểu tượng Excel trên thanh Taskbar thì không  thấy danh sách những file đang mở hiện lên

Để sửa lỗi trên bạn đóng toàn bộ các ứng dụng đang mở .

Bấm chuột phải vào thanh TaskBar chọn Properties

Chọn tab Start Menu , đánh dấu tích vào mục Store and display recently ….


Bấm nút Customize như hình trên

Chọn số lượng file sẽ hiển thị trong Jump List trong mục Number of recent items to display in Jump List , ví dụ là 10

Bạn bấm OK liên tục cho tới khi hoàn thành .

Mở những file ra rồi kiểm tra xem các tên file đã được mở có hiển thị trong Jump List hay không . Nếu như vấn chưa được bạn làm tiếp như sau

Mở Windows Explorer , dán đường dẫn phía dưới vào thanh địa chỉ
 %AppData%\\Microsoft\\Windows\ecent\\AutomaticDestinations

 Rồi xóa tất cả những file có trong đó .

Khắc phục lỗi không set mặc định được máy in - Error 0x000000709


Bạn đã cài đặt xong driver máy in nhưng không thiết llập àm máy in mặc định của hệ thống được (Set Default ) . Khi đó bạn vẫn in được trong Word bình thường . Tuy nhiên khi bạn ra lệnh in trong Excel sẽ không tim thấy máy in , hoặc tương tư ở các phần mềm khác như Acrobat reader hoặc Outlook , … khi ra lênh in bạn không thấy máy in vừa cài đặt ở đâu cả và kèm theo đó là thông báo lỗi “Operation could not be completed (error 0x000000709) ….” Như hình dưới .

Nguyên nhân trên liên quan tới máy in cũ bạn đã thiết lập ngầm định trước đó . Tên máy in này đã được ghi vào trong Registry trong hệ thống và bạn không thể thay đổi nếu như bạn tạo máy in mặc định mới . Do đó bạn phải thay đổi việc làm này bằng tay trong Registry .

Bấm Start , gõ “regedit” , bấm chuột phải vào regedit khi xuất hiện trong phần Programs , chọn Run as administrator .

 Bạn tìm tới đường dẫn
HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows NT\CurrentVersion\Windows


Tìm tới phần Device ở cửa sổ bên tay phải , bấm chuột phải vào từ khóa này chọn Modify để thay đổi tên máy in mặc định mới , ví dụ Canon LBP2900


Bạn có thể gặp thông báo lỗi “Error Editing Value” nên không  thể thay đổi được từ khóa này
Bạn cần phải làm là thiết lập sự cho phép “Permission” tới từ khóa này .

Bấm chuột phải vào từ khóa Windows , chọn "Permissions", đánh dấu tích "Allow" -> Apply, bấm OK.

Tuy nhiên nếu bạn vẫn không thể thực hiện được bước này . Bạn có thể xóa (delete) hẵn khóa này bằng cách click phải chuột vào khóa và chọn delete

Chọn Yes để xác nhận


Quay trở lại cửa sổ Control panel > Device and Printer :

Click phải chuột vào biểu tượng máy in mà bạn muốn cài mặc định chọn” Set as default printer” xem được chưa nhé .

Nếu vẫn chưa được bạn chịu khó khởi động lại máy tính . Sau khi khởi động xong thì xem kết quả thế nào nhé.

Thảo luận giúp mạng Lan win7 nhanh hơn

Windows 7 có một số chức năng cải tiến hơn Vista bao gồm tốc độ mạng. Đôi khi bạn để ý rằng tốc độ mạng chậm đi so với Windows XP do có nhiều tính năng và thủ tục hơn. Sau đây là 6 bước đơn giản giúp xử lý tình trạng mạng Windows 7 chậm bằng cách vô hiệu hóa vài tính năng.

Mạng là một thành phần quan trọng trong máy tính. Các máy tính dùng Windows 7 sẽ bị chậm khi truy cập tài nguyên trên các máy chủ dùng hệ điều hành Windows cũ và các hệ thống ngoài hệ điều hành này bao gồm Sun và Linux.

Truy cập và chuyển dữ liệu qua mạng trong trường hợp này vẫn là vấn đề. Việc phân giải DNS từ các yêu cầu nội mạng(LAN hay WAN) và ngoại mạng(internet) cũng có thể làm mạng chậm trong Windows 7.

Các phương pháp liệt kê ra đây đã giúp tôi tăng tốc mạng Windows 7 với các Server Windows NT, 2003 và Sun.

Làm thế nào xử lý vấn đề mạng chậm trong Windows 7?.

1. Vô hiệu hóa Autotuning
Vô hiệu hóa autotuning sẽ rất hữu ích giúp DNS tìm kiếm và nhận biết mạng. Nó cải thiện tốc độ chuyển dữ liệu qua mạng. Vô hiệu hóa autotuning trong Windows 7 rất giống phương pháp trên Windows Vista.


Xem lại một số bước quan trọng.
Mở cửa sổ dòng lệnh với quyền quản trị(adminstrator), và thao tác lần lượt các câu lệnh sau đây.
netsh interface tcp set global autotuning=disabled netsh interface tcp set global rss=disabled
2. Gỡ bỏ RDC(Remote Differential Compression)
Chức năng này được giới thiệu trong Windows Vista dùng chuyển dữ liệu dạng nén qua mạng. Các tính năng RDC cũng tiếp tục có trong Windows 7. Vì hấu hết các hệ điều hạn cũ đến trước Vista đều không hỗ trợ chức năng RDC, nó làm chậm mạng khi chuyển dữ liệu trong Windows 7. Bạn có thể gỡ bỏ chức năng RDC(Remote Differential Compression) trong Windows 7 bằng cách vào Control Panel và Programe and Features. Kích vào 'Turn Windows features on or off', như hướng dẫn bên dưới.

3. Gỡ bỏ IPv6 từ thuộc tính mạng(Network properties)
Nếu mạng nội bộ và mạng ngoài không yêu cầu giao thức IPv6, tốt hơn là gỡ bỏ nó trong mục thuộc tính kết nối mạng. Giữ lại IPv6 trong máy thỉnh thoảng làm cho mạng chậm bởi nó tìm cách đăng ký các địa chỉ IPv6, tìm cách lấy địa chỉ IPv6, hoặc tìm cách phân giải IPv6. Tốt hơn gỡ bỏ nó nếu không có yêu cầu.


4. Xóa vùng nhớ tạm DNS
Bạn có thể xóa bất kỳ vùng nhớ tạm DNS nào từ
máy tính, vì ở lần yêu cầu DNS kế tiếp sẽ được xử lý bằng cách cập nhật máy chủ DNS. Nó sẽ tránh cho máy tính bị hỏng hoặc bị thay đổi bản ghi DNS từ vùng nhớ đệm. Để xóa vùng nhớ đệm DNS, mở cửa sổ dòng lệnh với quyền quản trị và nhập vào ipconfig /flushdns

ipconfig /flushdns
 5. Vô hiệu hóa mạng không dây và bất kỳ bộ giao tiếp mạng bổ xung nào(bao gồm các bộ giao tiếp mạng ảo - Virtual adapters)
Nếu bạn không sử dụng mạng không dây hoặc mạng dự phòng, tôi đề nghị bạn vô hiệu nó ở mục kết nối mạng trong Windows 7. Nếu nó được kích hoạt, Windows 7 sẽ tìm cách kết nối đến mạng không dây sẵn có xung quanh, và tìm cách đăng nhập vào các mạng này. Do vậy việc tải lên thông tin cấu hình và các ứng dụng sẽ bị chậm lại trong quá trình khởi động.

6. Sửa đổi giá trị Link Speed & Duplex trong thuộc tính giao tiếp mạng(Network adapter properties)
Bước này thỉnh thoảng giúp ích khi bạn đối mặt với vấn đề mạng chậm trong Windows 7. Tôi không thể nói lựa chọn nào sẽ tối ưu hơn, vì nó còn phụ thuộc vào cách thiết lập mạng vật lý(giao tiếp mạng, loại cáp, tốc độ LAN và chuyển mạch). Mặc định nó được thiết lập cho tự động thỏa thuận(Auto Negotiation). Nhưng bạn có thể hoán đổi với các giá trị tùy chọn và tìm xem cái nào là tốt hơn cho máy tính và mạng.

 Tôi đảm bảo các bước trên sẽ giúp giải quyết mạng chậm trong Windows 7. Bạn có quyền đề nghị bổ xung thêm bất kỳ bước nào mà bạn đã làm để giải quyết tình trạng này, hoặc các vấn đề bạn từng đối mặt để xử lý nó.

Hướng dẫn vượt qua mật khẩu máy tính chạy Windows7


Trong thời gian sử dụng máy tính chạy Windows 7 sẽ có một lần bạn đặt mât khẩu nhưng quên mất, hoặc có một người bạn nào đó muốn “phá” bạn. Hoặc cách này cũng có thể giúp bạn vượt qua mật khẩu của máy tính nào đó chạy Windows 7. Cách làm này chỉ khuyến khích bạn làm khi không còn cách nào khác và không làm với mục đích khác.
Bạn có thể dùng hai công cụ để có thể vượt qua được mật khẩu máy tính chạy Windows 7: bạn dùng USB BOOT hoặc đĩa cài Windows 7.
Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng đĩa cài Windows để phá mật khẩu của máy tính khi mà bạn quên mất nó.

Rất khó chịu khi máy tính tự nhiên xuất hiện mật khẩu hoặc bạn quên mất nó
Cách này chỉ có thể giúp bạn phá luôn mật khẩu đó chứ không giúp bạn biết mật khẩu đó là gì nên hãy chắc chắn là bạn muốn clear nó hay không nhé.
Bạn cho đĩa cài Windows vào ổ CD sau đó tiến hành boot vào trong giao diện cài đặt của Windows => tiếp theo bạn chọn dòng chữ nhỏ “Repair your computer”

Trong đĩa cài Windows có thể vượt qua được mật khẩu máy tính
 Khi bạn chọn vào Command Prompt thì sẽ có một cửa sổ CMD xuất hiện thì bạn nhập vào đó mã lệnh sau:
copy c:\windows\system32\sethc.exe c:\ => nhấn ENTER
Tiếp theo khi trên bảng CMD báo đã copy thì bạn nhaatpj tiếp mã lệnh:
copy c:\windows\system32\cmd.exe c:\windows\system32\sethc.exe => nhấn ENTER

Nhập lệnh để vượt qua mật khẩu máy tính
 Khi bạn nhìn thấy báo đã copy file thành công thì bạn lấy đĩa ra khỏi ổ CD và khởi động lạ máy tính. Khi màn hình khởi động vào Windows như hình thì bạn nhấn phím Shift 5 lần để gọi ra cửa sổ CMD có tên Sethc.exe:
Sau khi đã khởi động máy chỉ cần nhấn phím Shift để gọi bảng CMD
Tiếp theo bạn nhập câu lệnh: net user name MyNewPassword
Trong đó “name” là tên tài khoản đăng nhập trên Windows của bạn và “MyNewPassword” là mật khẩu mà bạn muốn thay đổi theo ý của bạn.


Rất mong bài viết này sẽ mang lại thêm một thủ thuật nhỏ cho bạn trong quá trình sử dụng máy tính chạy Windows 7. Trong bài viết sau mình sẽ hướng dẫn bạn xóa hăn password bằng USB BOOT.