KÍCH HOẠT TÍNH NĂNG TỰ DỌN Ổ CỨNG TRÊN WIN10 CREATOR

Sau một thời gian sử dụng, Windows 10 thường tự động lưu lại các dữ liệu liên quan đến hệ thống như bộ nhớ cache, tập tin tạm, và một số dữ liệu của ứng dụng do người dùng cài đặt,… khiến không gian lưu trữ đĩa cứng dần bị thu hẹp.

Và để khắc phục điều này, không ít các thủ thuật liên quan đến việc dọn dẹp ổ cứng, chẳng hạn như sử dụng công cụ Disk Cleanup mặc định của Window hoặc thông qua các phần mềm từ hãng thứ ba.




Nhưng nếu đã nâng cấp lên phiên bản Windows 10 Creators, bạn sẽ không phải bận tâm về việc dọn dẹp nữa. Hãy để hệ điều hành tự thực hiện điều này thông qua tính năng Storage sense. Để thực hiện, bạn hãy nhấn tổ hợp phím Windows + i để mở giao diện Settings, sau đó chọn System trong cửa sổ vừa xuất hiện. Lúc này, bạn tiếp tục chọn Storage tại sidebar trái.

Nếu đã dùng qua 2 phiên bản trước của Windows 10, bạn sẽ nhận thấy giao diện của tùy chọn Storage đã được Microsoft thay đổi trở nên đơn giản hơn thay vì chứa hàng tá tùy chọn liên quan đến việc lưu trữ như ổ đĩa cứng, nơi cài đặt ứng dụng,… như trước. Tại đây, bạn chỉ cần trượt thanh kích hoạt của vùng Storage Sense về vị trí On.

Từ bây giờ, Windows sẽ tự động dọn dẹp những tập tin không được dùng đến, các dữ liệu tạm của hệ thống,… giúp trả lại phần dung lượng bộ nhớ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi một số thiết lập liên quan đến việc tự động dọn dẹp ổ cứng của Windows bằng cách nhấn vào liên kết Change how we free up space.


khi đó, hệ thống sẽ cho phép người dùng chọn lựa mục muốn xóa khỏi máy tính như:

– Delete temporary files that my apps aren’t using: xóa các tập tin tạm thời trên hệ thống không còn được sử dụng.

– Delete files that have been in the recycle bin for over 30 days: xóa các tập tin trong thùng rác sau khi quá 30 ngày.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhấn Clean now để thực thi quá trình xóa các tập tin rác trên máy tính.


Lưu ý: tính năng Storage sense sẽ không xóa các dữ liệu của phiên bản Windows cũ sau khi nâng cấp. Vì vậy, bạn bắt buộc phải xóa thủ công qua công cụ Disk Cleanup.

Video hướng dẫn Reset mật khẩu trên Windows 8/8.1?


Nếu bạn là người dùng có quyền administrator trên máy tính của bạn và chẳng may bạn lỡ quên mất mật khẩu sử dụng thì máy tính của bạn sẽ bị khóa. Nếu điều đó xảy ra thì theo cách thông thường bạn sẽ phải cài đặt lại hệ thống hoặc khôi phục lại mật khẩu bằng cách sử dụng một số công cụ của bên thứ ba.

Nhưng cách sau đây sẽ giúp bạn khôi phục lại mật khẩu đã quên cho tài khoản của mình mà không cần sử dụng các công cụ khác.

Trước tiên, bạn cần phải tạo một đĩa sửa chữa hệ thống từ một máy tính Windows 8 mà bạn có thể truy cập. Đĩa sửa chữa Windows có thể được tạo ra trên một đĩa CD/DVD hoặc cả ổ đĩa USB vì hầu như tất cả các máy tính hiện này đều có khả năng khởi động thông qua ổ đĩa USB.

Dưới đây là video hướng dẫn reset passwords windows 8 rất chi tiết

Chúc các bạn may mắn nhé

Cách chia ổ cứng đơn giản, không gây mất dữ liệu


Việc chia ổ cứng được thực hiện ngay từ đầu khi bạn cài đặt máy tính hay cài đặt hệ điều hành Windows. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, có nhiều trường hợp phát sinh mà người dùng máy tính cần có một vùng ổ cứng riêng biệt trên máy tính để lưu trữ tài liệu. Lúc đó, việc chia ổ cứng sẽ là phương pháp mà nhiều người nghĩ đến. Chia ổ cứng sẽ giúp người dùng có được dung lượng ổ cứng cần thiết có công việc của mình.

Chia ổ cứng có thể gặp nhiều vấn đề: bị tách ổ cứng, dữ liệu bị mất, ổ cứng không thê chia…do vậy có khá nhiều người dùng cảm thấy ngần ngại trong việc chia ổ cứng. Cách chia ổ cứng mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn không phải lo về vấn đề tách ổ cứng hay dữ liệu bị mất.

Chú ý: Phải tắt chức năng System Restore trên windows do chức năng Protect ổ cứng

1. Nhấp chuột phải vào biểu tượng My Computer trên màn hình Desktop, chọn Manager.


2. Trong hộp thoại Manager, chọn Disk Management.


3. Nhấp chuột phải vào ổ cứng mà bạn muốn chia, chọn Shrink Volume


4. Chọn dung lượng cho ổ cứng mới – ổ cứng phục vụ cho mục đích bạn muốn chia ổ cứng. Và nhấn nút Shrink để thực hiện.


 5.Có một phân vùng ổ cứng mới màu đen xuất hiện. Nhấp chuột phải vào phân vùng màu đen đó, chọn New Simple Volume


Những phím tắt hữu ích nhất có trên Win 10


Windows 10 là hệ điều hành mới, với những tính năng nổi bật rất được lòng người sử dụng.

Và trong win 10 cũng có hệ thống những phím tắt rất tiện dụng, giúp người dùng có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian đối với những thao tác trên bàn phím.

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn những phím tắt cơ bản và tiện dùng nhất trong win 

Tuy nhiên, nếu máy tính của bạn còn chưa có Win 10 thì xem cách cài tại đây nhé!

Hệ thống phím tắt của Win 10

1. Tính năng Snap ( tính năng đa nhiệm của màn hình)






  • Bạn có thể sử dụng tổ hợp phím Windows và mũi tên trái hay phỉa để snap ứng dụng chạy sang cạnh phía bên tay trái hoặc phía bên phải của màn hình.
  • Sử dụng phím windows và mũi tên lên hoặc xuống để snap ứng dụng chạy lên phía bên trên hay bên dưới của màn hình.

2. Phím tắt cho tính năng desktop ảo

  • Sử dụng tổ hợp phím windows + Ctrl và D để tạo một màn hình desktop ảo mới
  • Dùng windows + Ctrl + mũi tên trái hoặc phải dùng để chuyển đổi giữa destop ảo.
  • Bạn cũng có thể dùng Windows + Ctrl và F4 để đóng lại desktop ảo hiện đang đùng
  • Dùng tổ hợp windows + Tab để xem mọi desktop ảo và những ứng dụng đang chạy , và tổ hợp phím này cũng chính là phím tắt dùng để khởi chạy tính năng mới Task View của Win 10.

3.Trợ lý ảo Cortana cũng như những cài đặt hệ thống

  • Phím tắt windows + Q được dùng để mở Cortana nhanh
  • Windows +S cũng để mở Cortana nhưng nhập bằng bàn phím
  • Windows + I để mở ra phần setting ( cài đặt)
  • Windows + A dùng để mở ra trung tâm thông báo
  • Windows + X mở ra menu các lệnh tắt.

4: Đối với ứng dụng Command Prompt

  • Sử dụng phím tắt Shift và mũi tên để tô sáng đoạn văn bản
  • Dùng Ctrl + Shift + mũi tên để tô sáng cả khối văn bản.
  • Ctrl + C hoặc Ctrl +V để copy và paste đoạn mã
  • Ctrl +A dùng để chọn hết mọi chữ

5. Phím tắt điều hướng
  • Tổ hợp phím Windows + dấu phẩy:dùng khi bạn muốn tạm thời ẩn các app đi để hiện desktop
  • Dùng Windows + D:để thu nhỏ những app đang chạy
  • Ctrl + Shift + M: mở lại những cửa sổ đang ẩn
  • Windows + Home : ẩn hết những cửa sổ trên màn hình trừ lại cửa sổ đang sử dụng
  • Windows + L: Lock máy tính
  • Windows + E: dùng để mở File Explorer
  • Dùng Alt + mũi tên lên: khi bạn muốn trở về thư mục cha
  • Alt + mũi tên trái / phải: khi bạn muốn trở về thư mục phía trước hoặc phía sau
  • Alt + Tab: dùng khi bạn muốn cuộn nhanh qua các app đang
  • Alt + F4: đóng cửa sổ đang sử dụng
  • Windows + Shift + mũi tên trái/phải: để đổi cửa sổ đang hiển thị sang màn hình khác
  • Windows + T: cuộn giữa những app đang chạy dưới taskbar, sau đó nhấn Enter để chạy app mong muốn
  • Windows + số thứ tự từ 1 đến 9 để chạy ứng dụng nào nằm ở đúng số thứ tự trên thanh taskbar
6. Đi sâu hơn vào hệ thống
  • Ctrl + Shift + Esc: mở Task Manager của hệ điều hành
  • Windows + R: dùng mở hộp thoại Run như những hệ điều hành trước
  • Shift + Delete: xóa vĩnh viễn một file bất kỳ không bỏ vào thùng rác
  • Alt + Enter: dùng để mở ra màn hình Properties của file đang chọn
  • Windows + U: mở Ease of Access Center
  • Windows + Space: chuyển đổi ngôn ngữ của bàn phím
7. Hình ảnh, video và xuất màn hình
  • Windows + PrtScr:Tổ hợp dùng để chụp ảnh màn hình và lưu file vào thư mục Pictures
  • Windows + G: mở trình ghi video game
  • Windows + P: xuất hình ảnh ra màn hình ngoài, chuyển giữa các chế độ xuất như xuất y nguyên, mở rộng màn hình…
  • Windows + dấu cộng: chạy trình Magnifier và phóng lớn nội dung
  • Windows + dấu trừ: chạy trình Magnifier và thu nhỏ nội dung

Hướng dẫn chi tiết cách đổi hình nền trong windows 10


Bạn đang sử dụng hệ điều hành Windows 10 nhưng chưa biết cách nào để có thể đổi được hình nền , hãy theo dõi bài viết ngày hôm nay của chúng tôi để có thể giải đáp được những thắc mắc của mình.

Nếu máy tính của bạn chưa có Win 10 thì xem cách cài đặt tại Đây.

Các bước đổi hình nền trong Win 10 nhanh nhất

Có thể nói Win 10 là phiên bản khá mới, không giống những hệ điều hành trước đó, hầu hết những ứng dụng cũng như tính năng cơ bản được đưa về phần setting nên người dùng dễ sử dụng hơn rất nhiều, và thay đổi hình nền cũng là một trong những tính năng cơ bản được đưa về phần setting,.

Tuy nhiên, việc lựa chọn hình ảnh yêu thích rồi nhấn chuột phải click vào set as desktop background vẫn có thể sử dụng như những phiên bản trước đó.


Và đây là kết quả khi hình nền đã được thay đổi


Nhưng nếu bạn muốn hình nền của mình có sự thay đổi nhiều hơn thì có thể nhấn chuột phải trên màn hình desktop và click vào chữ Personalize.


Trong background hiển thị lên 3 lựa chọn cho bạn

  • Có thể dùng hình ảnh để đặt hình nền ( Picture)
  • Sử dụng hình nền màu để tiết kiệm Pin (Solid Color)
  • Hoặc bạn cũng có thể dùng nhiều hình nền cùng một lúc ( slideshow)

Sau khi bạn đã lựa chọn được hình nền yêu thích của mình thì tùy chọn sẽ hiển thị lên chỗ tải đường dẫn hình ảnh hoặc thư mục lưu hình ảnh muốn đặt.


Hoặc bạn cũng có thể chọn những chế độ được hiển thị tương ứng có trong Choose a fit


Check Key Windows bản quyền trực tuyến bằng Windows PID Checker Online


Công cụ trực tuyến Windows PID Checker cho phép bạn kiểm tra Key bản quyền Windows có chính hãng hay ko và phiên bản (Product ID) của Key bản quyền. Ngoài ra, công cụ còn cho phép kiểm tra trạng thái của Key (Validity Code), loại Key (OEM, FPP hay OLP)...

Check Key Windows bản quyền trực tuyến bằng Windows PID Checker Online

Công cụ này hết sức cần thiết khi bạn mua Key bản quyền từ các nguồn không tin tưởng hoặc khi bạn tiếp nhận Key Windows bản quyền từ các máy tính cũ hoặc trường hợp bạn là kỹ thuật viên tiếp quản các hệ thống bản quyền từ người khác

Ưu điểm của công cụ Windows PID Checker Online là được cập nhật thường xuyên và Check được cả các Key các phiên bản Windows mới nhất mà hãng Microsft mới phát hành

Để check thông tin mã bản quyền Windows, bạn thực hiện các bước sau:


  • Truy cập website Windows PID Checker trực tuyến tại đây
  • Chọn phiên bản Windows (Win XP, Win 7, Win 8...) của Key bản quyền cần Check
  • Nhập mã Key bản quyền Windows gồm 25 ký tự vào ô Product Key
  • Bấm nút "CheckPID" để bắt đầu kiểm tra và nhận các thông tin được hiển thị bên dưới

Giải thích các từ chuyên môn trong Windows PID Checker Online:

  • Product Key: nhập Key bản quyền Windows gồm 25 ký tự cần kiểm tra
  • Validity: trạng thái kích hoạt của Key phù hợp với hệ điều hành
  • Product ID: mã sản phẩm
  • Edition Type: chủng loại sản phẩm, phiên bản hệ điều hành
  • Description: mô tả thông tin phiên bản hệ điều hành phù hợp với Key bản quyền
  • Key Type: chủng loại Key OEM, FPP hay OLP

Khắc phục lỗi hiển thị các thư mục bị chậm trong Window Explorer

Đôi khi bạn mở một thư mục trong Window Explorer, nó sẽ hiển thị một cách khá chậm. Bạn mệt mỏi vì phải chờ đợi Window tải mỗi khi bạn truy cập vào thư mục này. Lỗi mở thư mục bị chậm thường xuyên xảy ra nếu bạn có một bộ sưu tập âm nhạc lớn, phim ảnh, tài liệu hoặc hình ảnh.Thông thường thì có 2 nguyên nhân cơ bản gây ra vấn đề này là: vấn đề về phần cứng như là ổ cứng đọc bị lỗi hoặc các vấn đề về phần mềm như là việc tối ưu hóa thư mục bị sai trong Window 7. Ngoài ra, nếu bạn để các tập tin bên trong thư mục ở chế độ hình ảnh thu nhỏ (thumbnail) thì điều này cũng một phần làm cho quá trình tải các thư mục của Window bị chậm lại và mất khá nhiều thời gian.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn khắc phục lỗi hiển thị thư mục bị chậm trong Window Explorer thông qua 2 nguyên nhân cơ bản như đã nói ở trên.

1. Kiểm tra phần cứng (lỗi đĩa cứng)

Để kiểm tra phần cứng, điều bạn cần làm là đi kiểm tra lỗi của ổ đĩa có chứa các thư mục này. Bạn có thể làm điều đó bằng cách nhấn phải chuột vào tên ổ đĩa trong Window Explorer và chọn Properties từ menu ngữ cảnh. Sau đó bạn chuyển sang thẻ Tools và nhấp vào nút Check now…ở mục Error–checking để Window kiểm tra xem ổ cứng của bạn có lỗi hay không.


Bạn có thể đánh dấu chọn vào ô Scan for and attempt recovery of bad sectors để chương trình quét và cố gắng khôi phục các sectors bị lỗi trên ổ cứng này. Sau đó bạn khởi động lại máy để xem kết quả



Nếu sau quá trình kiểm tra ổ cứng này xong, bạn thử truy cập vào ổ đĩa chứa các thư mục khi nãy và bạn mở thử chúng, nếu các thư mục này hiển thị bình thường thì coi như bạn đã khắc phục được lỗi này. Nếu không thì bạn làm tiếp các bước dưới đây để tiếp tục kiểm tra. Bạn cũng có thể thực hiện công việc chống phân mảnh ổ đĩa để gia tăng tốc độ truy cập 1 chút. Việc chống phân mảnh này chỉ hoạt động tốt nếu bạn đang sử dụng ổ cứng thông thường chứ không phải là ổ SSD (Solid State Drive), ngoài ra theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên giữ  không gian trống trên ổ cứng còn khoảng 10% đến 20%  là tốt nhất.

Một vấn đề khác nữa là vào thời điểm bạn truy cập vào các thư mục đó bị chậm, có thể do bạn đang mở quá nhiều chương trình khác chạy cùng một lúc. Để kiểm tra các tiến trình đang chạy trong hệ thống bạn nhấn phím tắt Ctrl + Shilf + ESC (đối với window 7) để mở Window Task Manager rồi bạn chuyển qua thẻ Performance. Nếu bạn thấy số % CPU hoặc bộ nhớ tăng cao thì bạn cần xem coi bạn có đang mở đồng thời các trình biên tập video hay những chương trình biên tập ảnh nào khác không…bạn cần tắt nó đi tạm thời để làm cho việc truy cập các thư mục trong Window được nhanh hơn.


2.Tối ưu hóa thư mục

Trước khi thực hiện việc tối ưu hóa thư mục, bạn thử khởi động lại máy và truy cập vào các thư mục đó khi khởi động lại xong. Nếu bạn vẫn cảm thấy bị chậm khi truy cập thì bạn nên thực hiện việc tối ưu hóa các thư mục này. Để làm được việc này bạn nhấn phải chuột vào thư mục hoặc ổ đĩa cần tối ưu hóa và chọn Properties ở menu ngữ cảnh, sau đó bạn chuyển sang thẻ Customize. Tại mục Optimize this folder for, tại đây bạn xổ mũi tên ra và chọn General nếu thư mục hoặc ổ đĩa này chứa nhiều loại tập tin khác nhau, còn ngược lại nếu trong thư mục đó chỉ chứa một loại tập tin nhất định như là video thì bạn chọn vào Videos, tương tự cho các định dạng khác. Cuối cùng bạn đánh dấu chọn vào ô Also apply this template to all subfolder để Window áp dụng tùy chọn này cho tất cả các thư mục bên trong rồi nhấn OK để hoàn thành quá trình này. Khi thực hiện tùy chọn này, Window 7 sẽ xóa tất cả bộ nhớ cache và xây dựng nó lại từ đầu mỗi khi người dùng thay đổi nội dung của thư mục đó. Xong xuôi đâu đó bạn thực hiện truy cập lại các thư mục khi nãy và cảm nhận tốc độ mới sau khi tối ưu hóa.


Ngoài việc tối ưu hóa sai cho các thư mục trong Window 7, thì các phần mềm độc hại cũng là một trong những lí do cũng có thể làm cho việc bạn truy cập vô các thư mục bị chậm lại. Để kiểm tra xem máy mình có bị nhiễm các phần mềm độc hại hay không, tôi đề nghị các bạn nên sử dụng các phần mềm diệt virus như Norton, Kaspersky, AVG…khởi động lại máy tính ở chế độ Safe Mode và thực hiện quét toàn bộ hệ thống.

Indexing Service ngoài ra cũng là một dịch vụ mà bạn cũng nên kiểm tra, đây là một dịch vụ đánh chỉ mục các tập tin trong bộ máy tìm kiếm của Window nhằm tăng khả năng tìm kiếm cho máy tính. Để kiểm tra thư mục hoặc ổ đĩa của bạn có nằm trong mục này hay không bạn nhấn vào menu Start sau đó nhập vào từ Index tại khung Search program and files và bạn sẽ thấy mục Indexing Options, bạn nhấn chuột và chọn vào nó. Nếu thư mục hoặc ổ đĩa của bạn có trong danh sách được đánh chỉ mục thì bạn nên chọn các thư mục và ổ đĩa đó rồi nhấn Pause để tạm thời dừng lại quá trình đánh chỉ mục cho các thư mục này để giải quyết thử vấn đề truy cập chậm.


Nếu bạn muốn vô hiệu hóa luôn dịch vụ này, bạn chỉ cần vô hiệu hóa nó trong danh sách các dịch vụ của Window là được. Bạn nhấn phím tắt Window + R để mở hộp thoại Run, sau đó bạn nhập vào từ services.msc và nhấn Enter. Tại danh sách các dịch vụ của Window bạn tìm đến dịch vụ Window Search và nhấn phải chuột vào nó chọn Properties trong menu ngữ cảnh rồi xổ mũi tên ra tại mục Startup type và chọn Disabled, cuối cùng nhấn OK để hoàn thành quá trình tắt dịch vụ Window Search trong Window.


Trên đây là một vài cách giúp bạn khắc phục lỗi hiển thị thư mục chậm trong Window Explorer. Bạn hãy thử một trong các cách trên, nếu cách nào giúp bạn khắc phục được thì bạn không cần thực hiện các cách còn lại.

Cách xem lại mật khẩu Wifi đã kết nối trên Windows 10, 8.1 và 7


Thông thường sau khi truy cập vào mật khẩu Wifi trên các thiết bị máy tính PC hoặc Laptop nếu như bạn không lưu mật khẩu này vào đâu đó thì ắc hẳn vào một lúc nào đó bạn sẽ quên mật khẩu Wifi đã đăng nhập. Vậy làm thế nào để có thể xem lại mật khẩu Wifi đã quên một cách đơn giản trên Windows thì mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn dưới đây nhé.

Trong bài viết này, vina4all sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện các xem lại mật khẩu Wifi đã quen trên cả Windows 7 và Windows 8.1 cũng như Windows 10 một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Bước 1: Chọn chuột phải vào biểu tượng Wifi phía dưới góc trái màn hình Desktop >> Open Netword and Sharing Center


Chọn Manage wireless networks.


 Chọn chuột phải vào tên wifi mà bạn cần lấy password và chọn Properties

Giao diện Wireless Network Properties, Bạn hãy chuyển sang tab Security và chọn Show characters. Khi đó mật khẩu Wifi mà bạn đã quên trước đây sẽ xuất hiện ở ô Network security key



Xem mật khẩu Wifi đã quên trên Windows 8.1

 Bước 1: Bạn cần mở hợp thoại Run lên (Tổ hợp phím tắt Window + R), sau đó nhập ncpa.cpl >> Chọn OK


Bước 2: Tại giao diện Network Connections, bạn chọn chuột phải vào biểu tượng mạng Wifi >> Chọn Status



 Giao diện tiếp theo, bạn tiếp tục chọn vào Wireless Properties


Cuối cùng, trong thẻ Security và chọn vào ô "Show characters" để hiển thị mật khẩu đã kết nối trước đây.


Xem lại mật khẩu Wifi đã kết nối trên Windows 10 các bạn làm tương tự như windows 8.1 tuy nhiên về giao diện sẽ có khác một số chỗ.

Hướng dẫn cài đặt .NET Framework 3.5 trên Windows 8/8.1 offline



Đầu tiên, chúng ta cần có một bộ Windows 8 hoàn chỉnh (có thể là đĩa, 1 file iso, hay 1 USB cài đặt). Trong bài viết này, người viết bài sử dụng 1 USB có chứa bộ cài Windows 8.

Mở Notepad lên, copy đoạn lệnh này vào notepad:

dism.exe /online /enable-feature /featurename:NetFX3 /Source:E:\sources\sxs

Lưu ý chỗ chữ E được gạch dưới. Đây chính là ký tự ổ đĩa nơi chứa bộ cài Windows 8.
Nhớ sửa lại ký tự này cho đúng với máy của bạn.

Sau đó save lại thành 1 file dạng đuôi .bat. Sau khi trong trường hợp cần cài lại, ta chỉ cần chỉnh sửa (edit) file .bat này lại cho đúng đường dẫn đến ổ đĩa chứ bộ cài Windows 8 là xong.


Bấm phải vào file .bat vừa tạo, chọn Run as administrator. Bước này rất quan trọng, nếu không chạy dưới quyền administrator thì đoạn lệnh này không được thực thi.


Quá trình cài đặt diễn ra khá nhanh, chỉ trong vòng 2 - 3 phút là xong. 

Những thủ thuật nhỏ mà hay, giúp tăng tốc Windows 10 hiệu quả


Sau nhiều phiên bản thì Windows 10 của Microsoft hiện nay đã có được hiệu suất vượt bậc so với Windows XP, Windows 7… Nhưng nếu bạn vẫn thấy chưa hài lòng về tốc độ hiện tại thì bài viết này sẽ giúp bạn cải thiện điều đó.

Tắt thời gian chờ 30s của Windows

 Click chuột phải vào This PC > Properties > Advanced system settings > Startup and Recovery > Settings > Bỏ Chọn Time to display list of operating systems.


Thay đổi Folder Options để Vô hiệu hoá tính năng không cần thiết

 Bạn hãy vô hiệu hoá những tính năng của Windows Explorer mà không dùng đến để cải thiện hiệu suất! Nhấn tổ hợp phím tắt Windows + E > nhấn vào tab View ở Ribbon > Options để mở cửa sổ Folder Options > tab View và bỏ chọn các tuỳ chọn sau:


Tắt các Services không cần thiết trên hệ điều hành

Bạn ấn tổ hợp phím Windows + R > services.ms > Disabled các Services không cần thiết tất nhiên sẽ không làm ảnh hưởng đến hệ thống.


Cài đặt RAM ảo thay cho chế độ Automatically

Để Ram ở chế độ Automatically là một trong những lí do khiến máy tính của bạn dính lỗi Full Disk. Thay vì để Auto  bạn nên cài đặt RAM ảo. Cách thực hiện được miêu tả chi tiết ở ảnh dưới


Tại Tab Virtual Memory, bỏ chọn ở ‘’Automatically….drives’’

Chọn ổ đĩa cài Hệ điều hành của bạn. Sau đó Click vào Custom size. Tại  Maximum size và Initial size, bạn nên cài đặt cứng cho Ram ảo bằng 1/2 RAM thật của bạn. Ở đây mình có 8GB Ram nên sẽ cài đặt một nửa là 4GB Ram, tương tự các bạn hãy set lên máy tính của bạn.

Bật chế độ ngủ đông

Bạn vào Power Options (Windows + X > Power Options) > Choose what the power buttons do > và chọn như hình dưới:


Tắt Windows SmartScreen

Ở cửa sổ Power Options bạn chọn Control Panel > System and Security > Security and Manintenace > Change Windows SmartScreen Settings, sau đó Click vào Don’t do anything (Turn off Windows SmartScreen).


Cập nhật Driver hệ thống và Update Windows

 Driver bạn có thể lên trang chủ của nhà sản xuất để tải các phiên bản mới nhất và đúng với hệ điều hành đang dùng

 Tắt các hiệu ứng phức tạp trên Windows

Chuột phải vào This PC > Properties, ở cột bên trái chọn System properties tại Tab Advanced chọn Settings... của Performance, tại Tab Visual Effects bạn bỏ Chọn những hiệu ứng mà bạn không thích và Apply để lưu và OK.


Tắt các phần mềm không cần thiết khởi động cùng Windows

Bấm chuột phải vào thanh Taskbar > Task Manager > Startup > chọn phần mềm không cần chạy cùng Windows > bấm Disable (không Disable Driver của hệ thống)



Trên đây là các cách để cải thiện tốc độ, cũng như năng suất của máy tính. Chúc các bạn thành công.

Chỉ với vài mẹo nhỏ sau đây bạn hoàn toàn có thể tăng tốc Windows 10 trong nháy mắt.


Windows 10 được xem là hệ điều hành tốt nhất của Microsoft tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nếu đang sử dụng các máy tính có cấu hình thấp, bạn sẽ thấy hệ thống chạy rất ì ạch. Làm thế nào để khắc phục vấn đề này?

1. Tắt bớt các chương trình khởi động cùng hệ thống

Windows sẽ chạy một số ứng dụng lúc khởi động để người dùng có thể sử dụng ngay mà không cần phải thao tác. Tuy nhiên, việc này sẽ làm máy tính chậm đi khá nhiều. Để hạn chế vấn đề này, bạn hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager rồi chuyển sang thẻ Startup.


Tại đây sẽ có một danh sách dài các ứng dụng khởi động cùng hệ thống, người dùng chỉ cần chọn những cái không cần thiết rồi nhấn Disable, đặc biệt là những ứng dụng có phần Startup impact là High.

2. Gỡ bỏ các ứng dụng không cần thiết

Đôi khi có nhiều ứng dụng chúng ta chỉ cài đặt rồi sử dụng đúng một lần, điều này gây lãng phí không gian lưu trữ và làm chậm máy tính. Ngoài ra, những ứng dụng dư thừa cũng có thể gây ra lỗi bất ngờ hoặc không tương thích với các trình điều khiển (driver).

Để gỡ bỏ các ứng dụng dư thừa, bạn bấm phải chuột vào menu Start > Control Panel > Uninstall a program. Kích vào các ứng dụng không cần thiết rồi nhấn Uninstall để gỡ bỏ. Nếu muốn xóa sạch các file rác và gỡ bỏ kỹ hơn, bạn hãy cài đặt phần mềm IObit Uninstaller tại địa chỉ 

http://goo.gl/nUs1oP

3. Tắt các ứng dụng chạy nền

Có khá nhiều ứng dụng/dịch vụ của Microsoft chạy nền trên hệ thống, giúp người dùng truy cập nhanh hơn vào các tính năng cần thiết. Tuy nhiên, việc này gây lãng phí rất nhiều tài nguyên hệ thống, đặc biệt là khi bạn không xài các ứng dụng này thường xuyên. 


Để tắt bớt các phần mềm chạy ở chế độ nền, bạn hãy bấm vào menu Start và chọn Settings > Privacy > Background apps. Sau đó tắt bớt các ứng dụng không mong muốn để máy tính chạy nhanh hơn và tiết kiệm pin.

4. Làm sạch file rác trên ổ cứng

Microsoft có cung cấp sẵn tiện ích Disk Cleanup, giúp làm sạch ổ cứng và xóa bớt những dữ liệu dư thừa. Ngoài việc lấy lại dung lượng trống cho ổ đĩa thì nó còn giúp tăng tốc khởi chạy ứng dụng.


Đầu tiên, bạn hãy mở Windows Explorer bằng tổ hợp phím Windows + E, nhấp phải chuột vào ổ đĩa cần làm sạch và chọn Properties > Disk Cleanup (trong thẻ General). Sau khi quét hoàn tất, người dùng chỉ cần chọn các thành phần cần xóa như các file tạm, bộ nhớ đệm… rồi nhấn OK để xác nhận.

Hướng dẫn xóa bộ nhớ đệm máy tính Windows đơn giản


Không cần phải sử dụng đến các phần mềm dọn rác máy tính thì bạn vẫn dễ dàng xóa bỏ chúng chỉ sau vài thao tác đơn giản. Vậy bộ nhớ đệm ở đâu mà có và nó có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu suất hoạt động của hệ thống. Trong thủ thuật máy tính ngày hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn xóa bộ nhớ đệm để tăng tốc máy tính hiệu quả nhất mà không cần sử dụng tới phần mềm bất kì nào khác. Hiện tại thì mình đang dùng Windows 7, bởi vậy mà minh họa hình ảnh có thể sẽ khác với hệ điều hành bạn đang dùng. Tuy nhiên thì thư mục lưu file đệm cũng như cách thực hiện thì không khác nhau. Bất cứ ai, cho dù mới biết tới máy tính thì đều biết cách áp dụng cách này vào thực tế máy tính cụ thể.

Bộ nhớ đệm là gì ?

Khi bạn sử dụng máy tính, phần mềm nào đó thường xuyên thì hệ thống sẽ tự tạo tập tin bộ nhớ đệm cho chương trình đó. Mục đích là để lưu lại quá trình thao tác, tăng tốc khởi động mở ứng dụng và hoạt động của nó.

Ảnh hưởng của bộ nhớ đệm tới máy tính

Mặc dù tác dụng là vậy nhưng mặt khác nó lại là tác nhân gây rác máy tính, ngày qua ngày bộ nhớ đệm ngày một lớn. Điều này tác động trực tiếp tới hiệu suất hoạt động của hệ thống gây ra tình trạng chậm chạp, nặng hơn sẽ gây phân mảnh ổ cứng và hàng loạt vấn đề phát sinh kèm theo.

Cách xóa bộ nhớ đệm máy tính Windows

Hiện nay thì có rất nhiều phần mềm dọn rác có chức năng xóa bộ nhớ đệm. Nếu bạn không muốn sử dụng phần mềm và khám phá, trải nghiệm nó với “tay không” để am hiểu hơn về thủ thuật máy tính thì hãy thực hiện theo hướng dẫn nêu ở bên dưới.

Bước 1: Mở cửa sổ Run bằng cách nhấn tổ hợp Windows +R. Tại đây bạn điều vào lệnh: %temp%.


Bước 2: Cửa sổ thư mục chứa file bộ nhớ đệm được mở ra. Nhấn tổ hợp Ctrl+A để chọn tất cả, sau đó nhấn Shift+Delete để xóa toàn bộ. Tất cả các file, thư mục trong đây xóa đi đều không ảnh hưởng gì đến hệ thống nên bạn yên tâm về vấn đề này.

Chắc chắn sẽ còn xót lại một vài file nào đó nếu như bạn đang mở phần mềm, ứng dụng. Để cưỡng chế xóa thì bạn dùng Unlocker hoặc Take Ownership là OK.

Lời kết: Bộ nhớ đệm là không cần thiết, bạn nên thường xuyên xóa bộ nhớ đệm để làm sạch rác, tăng tốc máy tính theo cách đơn giản nhất. Tất nhiên cần phải kết hợp với phần mềm hệ thống để chăm sóc máy tính toàn diện, chuyên nghiệp.

Hướng dẫn bật các cổng âm thanh phía trước của máy tính để bàn


Thường một chiếc máy tính để bàn(Desktop) sẽ có hai khối input và output âm thanh ở đằng trước(front port) và đằng sau. Nếu khối âm thanh ở đằng trước của bạn không hoạt động bạn có thể bật nó lên bằng thủ thuật sau.

Mặc định một số software driver card tiếng là tắt cổng đằng trước (cả in và out). Vì thế một số người tưởng rằng máy hỏng, driver sai, win lỗi mặc dù dây thì vẫn cắm. Các bạn cứ yên tâm và thực hiện theo các bước sau nhé.

Để thực hiện thủ thuật này bạn cần phải đảm bảo rằng
Máy tính của bạn đã cài driver card tiếng đầy đủ.
Jack tiếng đằng trước ở trong thùng máy phải được cắm và còn hoạt động.
Ở đây mình sẽ sử dụng máy tính main Giabyte và card tiếng của Realtek audio.

Bước 1: Bật control panel của realtek lên.
Start -> Settings -> Control Panel -> Realtek HD Sound Effect Manager.

Bước 2: Mở sang TAB Audio In/Out
Chú ý mục Analog, bấm vào cái nút hình cái cờ lê ở bên cạnh ý (Connector Settaing). Đánh chọn cả 2 (hoặc cả 3) xem hình dưới.


Nếu muốn mở cả cổng micro đằng trước, các bạn chọn TAB MIXER, tìm thanh điều chỉnh to/nhỏ của Front Pink In (ngay gần Mic Volume). Đánh dấu bỏ chọn Mute đi.

Vậy là xong.

Nhưng còn một số main các bạn cần phải chỉnh trong phần bios setup là được. Các bạn đọc hướng dẫn sau nhé.
Bước 1: Các bạn khởi động lại máy tính và bấm Dell hoặc phím F12 để vào bios setup.
Bước 2: "Advanced" chọn "Onboard Devices Configurations" chọn "(HD Audio) Front Panel Type" chọn AC97.
Bước 3: Ghị giá trị vừa thay đổi và khởi động lại máy tính.

Chú Ý: việc thay đổi cấu hình và các thao tác có thể thay đổi trên một số dòng máy khác nhau.